Cuộc phỏng vấn xin việc của bạn đang diễn ra suôn sẻ thuận lợi thì đột nhiên người phỏng vấn dừng lại và hỏi: "Bạn có câu hỏi gì cho chúng tôi không?". Đây là một tình huống bất ngờ gây hoang mang cho ứng viên và thật ngạc nhiên khi có rất nhiều người trả lời “Không” với nhà tuyển dụng. Đây là một sai lầm tồi tệ khiến cơ hội tuột khỏi tay bạn. Để giúp bạn tận dụng tối đa cơ hội trong phần đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng thì bài viết dưới đây sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt, tránh được những câu trả lời không hay, đặt đúng câu hỏi và hiểu những ngụ ý trong thông điệp của nhà tuyển dụng.
Hầu hết mọi thứ trong cuộc sống sẽ dễ dàng ứng phó hơn khi bạn đã có sự chuẩn bị và điều này cũng không ngoại lệ với cuộc phỏng vấn của bạn. Nếu bạn chuẩn bị tốt cho các câu hỏi khác nhau, thì bạn sẽ thấy tự tin hơn khi trả lời những câu hỏi đó ngay tại chỗ. Thật vậy, cho dù bạn chưa từng được phỏng vấn trước đó thì cũng sẽ biết mình nên trả lời thế nào.
“Bạn có bất kỳ câu hỏi nào cho chúng tôi không?” chắc chắn là một trong những câu hỏi mà người phỏng vấn thường đặt ra cuối mỗi buổi phỏng vấn xin việc. Hãy nghiên cứu kỹ lý do đằng sau câu hỏi đó sau bài viết này, nhưng điều quan trọng là bạn phải hiểu rằng đó là một câu hỏi rất phổ biến - đó là phép lịch sự thông thường với mục đích cung cấp cho mọi người cơ hội tham gia vào cuộc thảo luận hoặc sự việc đang diễn ra. Câu hỏi này thường là điều mà các bác sĩ hỏi vào cuối mỗi buổi hẹn và là điều mà các giáo sư nói trước khi kết thúc lớp học.
Chuẩn bị sẵn các câu trả lời là điều quan trọng và bạn sẽ sớm được cung cấp các kỹ năng để thực hiện điều đó. Nhưng chìa khóa ở đây là cách trả lời của bạn nên phù hợp với tình huống mà nhà tuyển dụng đặt ra trong cuộc phỏng vấn. Đúng là việc chuẩn bị câu trả lời và đoán câu hỏi tiếp theo là rất quan trọng, nhưng bạn cũng phải trung thực và chân thành. Nếu bạn thấy có vấn đề gì hoặc có điều gì bạn không hiểu trong cuộc phỏng vấn, thì hãy coi đây là cơ hội để làm rõ những thắc mắc của mình.
Tuy nhiên, hãy chú ý đến người có thể sẽ phỏng vấn bạn khi bạn đặt câu hỏi. Bạn sẽ không phải lúc nào cũng có thể nhận được câu trả lời rõ ràng bởi vì bạn đang đặt câu hỏi sai đối tượng - vì vậy hãy chú ý đến điều này và tránh đặt câu hỏi nhầm lẫn. Thông thường, có hai trường hợp và bạn có thể chuẩn bị cho các tình huống như sau:
Câu hỏi của bạn cho đối tượng này nên tập trung hơn vào quy trình và câu hỏi chuyên môn về tổ chức.
BẠN ĐƯỢC PHỎNG VẤN BỞI MỘT ÔNG CHỦ HOẶC MỘT THÀNH VIÊN TRONG NHÓM / TRƯỞNG NHÓM
Bạn có thể hỏỉ những câu hỏi tập trung vào vai trò vị trí của bạn trong công ty và những thứ về nhóm mà bạn sẽ làm việc cùng.
Khi nhắc đến câu hỏi “Bạn có bất kỳ câu hỏi nào không?” bạn thường sẽ dễ dàng biết được điều gì không nên nói chứ không phải câu trả lời nào sẽ đúng. Vì vậy, nếu bạn nghe thấy những lời này trong cuộc phỏng vấn xin việc, bạn nên tránh ba câu trả lời sau đây.
Bạn không nên nói rằng bạn không có bất kỳ câu hỏi nào ngay cả khi bạn đã hiểu mọi thứ khá rõ ràng. Trả lời ‘không’ sẽ khiến bạn trông có vẻ là người thờ ơ và không quan tâm đến những gì vừa xảy ra trong cuộc phỏng vấn. Điều đó thật thiếu chuyên nghiệp.
Nhưng không có nghĩa là bạn phải hỏi một vấn đề lớn cần giải quyết hoặc một câu hỏi chi tiết chuyên sâu. Sẽ không vấn đề gì nếu bạn cảm thấy mọi thứ về công ty rõ ràng sau cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, bạn nên phản hồi với ít nhất một câu hỏi hoặc điều bạn muốn làm rõ để thể hiện bạn thực sự quan tâm đến vị trí mình ứng tuyển.
Bạn cũng không muốn trả lời câu hỏi không phù hợp cho câu hỏi này. Các câu trả lời phổ biến nhất bạn nên tránh bao gồm các câu hỏi về:
Tất cả những câu hỏi trên là những câu hỏi thể hiện sự thiếu và sẽ chặt đứt cơ hội để bạn tiếp cận vị trí mình mong muốn. Điều đó cũng thể hiện sự thiếu chuẩn bị và là dấu hiệu cảnh báo cho nhà tuyển dụng rằng bạn là người không phù hợp cho vị trí công việc này.
Lúc này, bạn cũng nên tránh đặt những câu hỏi quá phức tạp trong cuộc phỏng vấn. Bạn không nên lãng phí những câu hỏi mà người phỏng vấn sẽ không có thời gian để trả lời - đừng đánh đố họ. Hãy tránh đặt các câu hỏi có nhiều ý hoặc câu hỏi mà bạn biết sẽ mất nhiều hơn vài phút để giải quyết. Những thứ như "Bạn có thể đưa ra tầm nhìn về chiến lược IT của công ty trong năm năm tới" là câu hỏi quá phức tạp.
Mặt khác, bạn có thể hỏi những câu kiểu như "Tôi quan tâm đến việc liệu công ty có kế hoạch áp dụng các công nghệ mới tiên tiến không, khi mà công nghệ AI đang ngày càng trở nên quan trọng hơn trong lĩnh vực của chúng ta". Họ có thể trả lời nó một cách nhanh chóng. Chỉ cần đảm bảo rằng người bạn đang đặt câu hỏi sẽ có sẵn ý tưởng về nó (như đã đề cập ở trên) - tức là không hỏi về mục tiêu của công ty nếu bạn đang nói chuyện với một nhà tuyển dụng.
Nhìn chung, bạn không muốn có hàng đống câu hỏi trong đầu khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Một đến ba câu hỏi là đủ với nhà tuyển dụng và thể hiện tính chuyên nghiệp của bạn - bất cứ điều gì vượt ra ngoài giới hạn đó thể hiện rằng bạn không tìm hiểu thông tin về công ty ở nhà hoặc bạn đã không thực sự chú ý trong cuộc phỏng vấn.
Bây giờ bạn đã có hiểu biết khá tốt về các câu hỏi không nên đặt ra với nhà tuyển dụng. Vậy làm thế nào để bạn có thể đưa ra những câu hỏi tốt ? Những cách trả lời thông minh nhất khi đáp lại câu hỏi “Bạn có bất kỳ câu hỏi nào không?” là gì?
Câu trả lời tốt nhất là những câu trả lời có sự gắn kết. Điều này có nghĩa là bạn nên xem xét trả lời câu hỏi này bằng một câu hỏi khác hoặc cơ hội khác để làm rõ. Ví dụ: Nếu bạn cảm thấy bạn không có đủ thời gian để trả lời câu hỏi trong cuộc phỏng vấn, bạn có thể thử hỏi lại về nó để đảm bảo bạn có thể làm rõ ý của mình.
Nếu bạn cảm thấy bạn mình chưa làm nổi bật ưu điểm của mình trong lúc phỏng vấn, thì hãy sử dụng cơ hội này để làm lại điều đó. Bạn cũng có thể nhận thấy tin tức trong ngành gần đây hoặc một cái gì đó về công ty bạn tìm thấy trong quá trình nghiên cứu của bạn.
Những điều thích hợp nhất để hỏi trong câu hỏi này của nhà tuyển dụng bao gồm:
Bạn có thể sử dụng cơ hội này để nghiên cứu sâu hơn về vị trí . Một số câu hỏi hay về vai trò này bao gồm:
Bạn không nên hỏi những điều đã được đề cập trong phần mô tả công việc. Tránh hỏi những điều rất hiển nhiên. Tuy nhiên, bạn có thể muốn hỏi một số thứ như, "Anh/chị nói rằng công việc của vị trí này đòi hỏi rất nhiều tư duy để đưa ra quyết định nhanh chóng. Anh/chị có thể đưa ra một ví dụ cụ thể trong những tình huống như vậy không? ”
Bạn cũng có thể đặt các câu hỏi giúp bạn hiểu cách công ty hoặc cách mà nhóm làm việc. Những câu hỏi này cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về văn hóa công ty và tính cách của người bạn sẽ làm việc cùng.
Các câu hỏi trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công ty và tìm hiểu thêm về đặc điểm của đội nhóm bạn sẽ làm việc cùng - điều này rất quan trọng vì bạn không muốn ở lại trong một tập thể hoặc môi trường văn hóa không phù hợp với tính cách của bạn . Đặt câu hỏi về người phỏng vấn cũng là một cách rất tuyệt vời giúp việc gắn kết và tạo ra một mối quan hệ có ý nghĩa hơn.
Đây cũng là một cơ hội tốt để hỏi về triển vọng tương lai. Các câu hỏi liên quan đến tương lai có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về trách nhiệm trong vai trò công việc cũng như mục tiêu công ty đang hướng tới. Biết tương lai phát triển như thế nào sẽ giúp bạn xác định liệu vị trí công việc có phù hợp với con đường sự nghiệp mong muốn của bạn không.
Các loại câu hỏi trên không chỉ tốt cho việc hiểu văn hóa công ty và mục tiêu công ty đang hướng đến. Họ cũng sẽ đánh giá cao sự hăng hái của bạn cho sự phát triển nghề nghiệp và thăng tiến, đó là những giá trị khi họ sử dụng một nhân sự chất lượng. Nó cho thấy bạn cam kết học hỏi và phát triển các kỹ năng của bạn, khi bạn nhận ra rằng tất cả chúng ta đều có thể làm tốt hơn.
Bạn cũng nên sử dụng cơ hội này để biết suy nghĩ của người phỏng vấn về bạn. Câu hỏi này cho bạn cơ hội thể hiện các ưu điểm của bạn một lần nữa và cải thiện bản thân bạn nếu mọi thứ không diễn ra suôn sẻ như bạn mong đợi. Bạn có thể sử dụng các câu hỏi như sau :
Bây giờ, hãy nhớ chuẩn bị thuyết phục người phỏng vấn về điểm mạnh của bạn nếu họ hỏi lại điều gì đó. Chẳng hạn, bạn không nên nói ‘OK’ nếu họ nói với bạn rằng bạn đang thiếu kinh nghiệm quan trọng trong kỹ năng mềm. Bạn phải làm rõ lại vấn đề để chứng minh họ sai và xóa bỏ những mối bận tâm đó - vì vậy đừng chỉ chuẩn bị câu hỏi, chuẩn bị cho câu trả lời nữa!
Bây giờ, điều quan trọng là phải hiểu mục đích đằng sau câu hỏi để phản hồi lại một cách thông minh nhất. Như đã đề cập lúc đầu, câu hỏi không chỉ thể hiện phép lịch sự thông thường mà còn là cách người phỏng vấn muốn kiểm tra xem cách bạn phản ứng lại như thế nào. Câu trả lời của bạn sẽ được phân tích kỹ - nếu bạn hỏi vào một trong những câu nên tránh thì bạn sẽ không tạo ấn tượng tốt. Mặt khác, nếu sử dụng câu hỏi giống như các ví dụ trong phần trước sẽ có nhiều phản hồi tốt hơn.
Vậy, động cơ đằng sau câu hỏi "Bạn có bất kỳ câu hỏi nào không?" là gì? Tất nhiên, người phỏng vấn muốn đảm bảo bạn có nhận thức đúng về vị trí ứng tuyển trong công ty, và điều họ quan tâm nhất là bạn đã nhận thức đúng đắn để trở thành một phần của công ty chưa.
Vì vậy, đừng nghĩ rằng bạn đang bị lừa. Bạn không nên nghĩ rằng bạn phải đặt ra một câu hỏi khó hoặc đặc biệt để 'vượt qua' câu hỏi này. Nếu bạn có những thắc mắc hoặc còn vài điểm chưa rõ ràng, thì bạn nên sử dụng cơ hội này để làm rõ. Về bản chất, sử dụng cơ hội này sẽ giúp bạn đưa ra những đánh giá có giá trị thể hiện được việc bạn có thực sự muốn vị trí đó không.
Tuy nhiên, người phỏng vấn cũng sẽ đánh giá xem bạn đã nắm rõ mọi việc hay chưa. Họ muốn xem bạn đã thật sự phỏng vấn nghiêm túc và đã chuẩn bị tốt cho mọi thứ chưa. Để đảm bảo bạn đưa ra câu trả lời đúng và tạo ấn tượng tốt, bạn phải ghi nhớ các mẹo sau đây:
Đặt câu hỏi có câu trả lời hiển nhiên sẽ cho biết bạn chưa chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn. Điều đó có nghĩa là bạn vừa quyết định tham gia phỏng và muốn xem mọi việc sẽ thế nào. Việc thiếu sự chuẩn bị cũng có thể nói với người phỏng vấn rằng bạn không đam mê vị trí công việc hay ngành nghề. Bạn có thể bị đánh giá là thụ động và thờ ơ.
Bạn cần thể hiện rằng bạn đã hăng hái và tập trung trong cuộc phỏng vấn. Bạn cần thể hiện sự tương tác và nhận thức tình huống bằng cách đảm bảo câu trả lời của bạn đề cập mọi thứ vừa xảy ra. Điều này có nghĩa là bạn không thể chỉ chọn một trong các câu hỏi ở trên và chắc chắn sẽ hỏi nó. Vấn đề câu hỏi có thể đã được đề cập đến trong cuộc phỏng vấn và nếu bạn hỏi về nó ( một lần nữa!) sẽ không có vẻ chuyên nghiệp. Trừ khi bạn cần làm rõ, theo cách thể hiện sự nhận thức và tương tác, bạn không nên quay trở lại các vấn đề mà bạn đã thảo luận.
Thể hiện với người phỏng vấn bạn hiểu rõ ngành nghề cũng như vai trò công việc. Bạn cũng nên sử dụng cơ hội để thể hiện sự hiểu biết của bạn về vai trò hoặc ngành nghề. Bằng cách trả lời các câu hỏi cấp tiến và hướng tới tương lai, bạn thể hiện chuyên môn và tài năng của mình hơn nữa. Ví dụ: bằng cách hỏi về các kế hoạch mở rộng quốc tế của công ty (mà bạn đã đọc trong tin tức) sẽ phản ánh về vai trò, bạn cho thấy rằng bạn đang nắm bắt được những gì đang xảy ra trong công ty. Bạn muốn sử dụng câu hỏi này là cơ hội cuối cùng để thể hiện niềm đam mê và kỹ năng của bạn cho vai trò và nghề nghiệp nói chung.
Trong thực tế, câu hỏi "Bạn có bất kỳ câu hỏi" thực sự chỉ là một cơ hội khác để tạo ấn tượng tốt. Nó cho bạn một cơ hội thể hiện tính chuyên nghiệp cũng như cho phép bạn xóa bỏ bất kỳ vấn đề nào bạn có thể gặp phải trong buổi phỏng vấn. Trả lời câu hỏi trên một cách chính xác, với các thông tin phía trên, có thể thúc đẩy thành công cuộc phỏng vấn của bạn.
Bạn có thể đã sẵn sàng cho cuộc phỏng vấn khi người phỏng vấn hỏi rằng bạn có câu hỏi nào không. Nhưng bạn không nên vội vã. Câu hỏi này chỉ là một cơ hội khác để bạn thể hiện sự chuyên nghiệp, nhiệt tình với vai trò và sự phù hợp của bạn đối với công việc và công ty. Vì vậy, hãy tận dụng nó để tạo lợi thế cho bạn và không phản hồi bằng câu trả lời cộc lốc ‘không’ .
Chuẩn bị cho câu hỏi và chú ý trong cuộc phỏng vấn. Nắm bắt cơ hội này để làm rõ mọi thứ và tìm hiểu thêm về vị trí công việc và công ty. Sau tất cả, bạn muốn đảm bảo vị trí này chính là con đường phát triển nghề nghiệp phù hợp với bạn - vì vậy đừng lãng phí cơ hội này!